Tinh dầu cúc La Mã có tác dụng gì và ý nghĩa hoa cúc La Mã?
Cúc họa mi: Hoa để chơi, chơi chán rồi thì làm thuốc
Uống trà hoa cúc giảm đau bụng kinh
Cái gì có cúc vạn thọ thì sẽ giúp sáng mắt, đẹp da và hơn thế nữa
Cúc vạn diệp - Nguồn nguyên liệu quý cho ngành TPCN
Cúc La Mã (Roman Chamomile), tên khoa học Matricaria chamomilla, là một loài thực vật có hoa trong họ Cúc. Cúc La Mã có thể được tìm thấy ở châu Âu và vùng ôn đới châu Á. Hiện nay, loại cúc này đã được du nhập rộng rãi vào các vùng ôn đới của Bắc Mỹ và Australia. Chúng thường mọc hoang ven đường hay các cánh đồng rộng lớn do hạt của chúng cần những vùng đất trống, thoáng để phát triển. Hoa cúc La Mã có mùi thơm đậm đặc.
Mặc dù nó được gọi là cúc La Mã nhưng lịch sử của loại thảo dược này đã có từ rất lâu đời, trước thời La Mã cổ đại rất nhiều. Trong các ghi chép chữ tượng hình cho thấy hoa cúc này đã được sử dụng trong ngành thẩm mỹ ít nhất 2.000 năm. Hoa cúc La Mã được trồng với số lượng lớn và được bán rộng rãi vào khoảng thế kỷ thứ XVI. Lúc bấy giờ, người La Mã sử dụng hoa cúc để ướp hương, uống trà cũng như chống lại bệnh tật và tăng tuổi thọ.
Tinh dầu cúc La Mã được chiết xuất 100% từ hoa cúc bằng phương pháp chưng cất hơi nước. Sau khi chưng cất, tinh dầu cúc La Mã thường có màu từ xanh dương sáng sang màu xanh lá đậm. Tinh dầu khi bảo quản lâu ngày chuyển sang màu vàng đậm nhưng không bị mất đi chất, giảm hiệu lực.
Các nhà nghiên cứu đã tìm ra trong tinh dầu hoa cúc La Mã có 120 chất chuyển hóa thứ cấp, bao gồm 28 terpenoid và 36 flavonoid. Tinh dầu hoa cúc có mùi hương ngọt ngào, nồng ấm và thành phần chính là chamazulan - một chất có tính năng xoa dịu và kháng viêm hiệu quả và bisabolol có tính năng chống dị ứng, mẩn ngứa.
Cùng tìm hiểu những lợi ích của tinh dầu hoa cúc La Mã trong infographic dưới đây:
Một số tác dụng phụ tiềm năng khi sử dụng tinh dầu cúc La Mã:
- Gây cảm giác nóng trên mặt và mắt.
- Buồn ngủ và nôn mửa khi dùng với liều lượng lớn.
- Gây mẫn cảm.
Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý bác sỹ hay chuyên gia y tế.
Lưu ý: Vì tinh dầu cúc La Mã có tác dụng như một loại thuốc điều kinh nên không thích hợp khi sử dụng cho bà bầu.
Bạn có biết?
Ý nghĩa hoa cúc La Mã: Hoa cúc La Mã tượng trưng cho tình yêu, sự lãng mạn, quyến rũ.
Bình luận của bạn